Bắt 3 người liên quan kho thuốc lá lậu ở Hạ Long
Với nhiều bạn trẻ xa quê, mỗi năm chỉ về một lần ăn tết thì hành lý mang theo khi quay trở lại luôn đầy ắp đồ ăn thức uống, từ con gà đến bánh tét, bánh chưng hay cả những bánh kẹo còn dư lại sau mấy ngày tết. Dù ở thành phố không thiếu thứ gì nhưng bố mẹ luôn chuẩn bị nhiều đồ ăn, thức uống để con mang trở lại thành phố sau một kỳ nghỉ tết dài. Năm nay, Cao Thị Hoài (22 tuổi, quê ở Nghệ An, tạm trú ở P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) chuẩn bị nhiều túi lớn, túi nhỏ khi trở lại thành phố để làm việc. Hoài hào hứng: “Những năm trước, khi còn ở ký túc xá không thể nấu ăn nên khi quay trở lại thành phố, mình chỉ mang một ít trái cây và bánh kẹo. Năm nay mình chuyển ra ở trọ, mẹ đã chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ ăn để sử dụng. Số đồ ăn này, đủ cho mình ăn trong nhiều tuần, tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho thức ăn”.Cũng theo Hoài, do di chuyển đường xa từ quê nhà Nghệ An vào TP.HCM nên với các loại đồ ăn như: thịt bò, thịt gà... mẹ làm sạch và bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trước một ngày và đóng vào thùng xốp để giữ độ tươi. Với mục tiêu “nhà có gì mang theo nấy”, Hoài cũng mang theo bánh chưng, các loại rau nhà trồng như: đọt bí đỏ, rau cải, nải chuối, hành tăm… mỗi thứ một ít, ban đầu cô nghĩ không nhiều nhưng cuối cùng phải 2 thùng lớn mới chứa đủ.Kết thúc kỳ nghỉ tết để lên TP.HCM học tập, Trần Hữu Qui, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng lỉnh kỉnh đồ đạc. Nam sinh nói: “Mình mang "sản vật quê nhà" trở lại thành phố. Do nhà mình ở chợ, mua sắm cũng khá dễ, đặc biệt là các loại trái cây nhà vườn nên mình mang theo để sử dụng và gửi tặng bạn bè. Mình có nói với mẹ lên thành phố mua rau cũng được nhưng mẹ lại bảo đồ ăn nhà trồng không thuốc trừ sâu, an toàn nên gói ghém đưa cho mình mang lên nhiều. Mỗi thứ một ít nhưng hầu hết là đồ nhà trồng nên mình thấy rất vui và ấm áp”.Lúc soạn hành lý về quê, Lê Ngân Hà, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chỉ mang về 1 balo và một túi giấy kích cỡ A4 để đựng một vài đồ dùng thiết yếu. Song, lúc soạn hành lý từ quê trở lại thành phố, hành trang nữ sinh mang theo có rất nhiều trái cây đặc sản miền đồng bằng và bánh kẹo ngày tết. Hà chia sẻ: “Do ký túc xá có quy định sinh viên không được phép nấu ăn, nên trái cây và đồ ngọt là những điều thứ mình luôn mang theo mỗi khi quay trở lại thành phố. Mẹ cũng tranh thủ chuẩn bị cho mình rất nhiều đồ đạc mang theo”.Nữ sinh kể vì không có xe máy nên khi trở lại TP.HCM, bản thân phải di chuyển bằng xe buýt. “Trước khi ra bến xe, mẹ dúi vào tay mình một xấp tiền lẻ. Đây là số tiền lẻ được mẹ chắt chiu dành dụm để mình không phải bận tâm khi di chuyển trên thành phố. Dù ở thành phố không thiếu, cũng không phải quá đắt đỏ, nhưng mẹ cho rằng để khi ở thành phố mình không phải bỏ ra khoảng tiền sinh hoạt phí để mua lúc hết, thay vào đó dùng tiền đó để chăm sóc bản thân. Với mình, đó là những sự chuẩn bị chan chứa tình yêu thương, sự chu đáo của mẹ dành cho con gái”, Hà bộc bạch.Cũng như Hà, sau tết hành lý quay trở lại Đà Nẵng của Phan Như Thục, sinh viên Trường ĐH Đông Á thường có một ít bánh chưng, thịt và bánh kẹo. Nam sinh chia sẻ: “Những năm trước, mẹ và chị thường nhắc nhở và chuẩn bị đồ đạc trước mấy ngày khi mình quay lại Đà Nẵng. Năm nay, những món đồ đó đều do một tay mình chuẩn bị. Với mình, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Những món đồ đó không chỉ giúp bản thân có thêm lương thực mà còn có thêm động lực để cố gắng hơn trong học tập. Mặc dù, chỉ là những món ăn đơn giản nhưng đó chính là tình cảm mà rất nhiều người ao ước có được”.TikToker 'triệu view' Bino hướng dẫn 'Chém tiếng Anh không cần động não'
Facebook: New Toyo Pulppy Vietnam
Chồng cũ cựu siêu mẫu Ngọc Thúy xin hoãn phiên tòa phúc thẩm
Dù vậy, ở cả đàn ông và phụ nữ, khi thấy bất kỳ cục u nào ở vú thì cần đi khám bác sĩ ngay. Các xét nghiệm và tầm soát ung thư vú có thể giúp phát hiện sớm và nâng cao khả năng điều trị thành công, theo Daily Record.
Sự can thiệp bất thường mới nhất của ông Trump vào Trung Đông như trên diễn ra sau khi Hamas đe dọa sẽ hoãn bất kỳ cuộc trao đổi tù nhân-con tin nào nữa, khiến lệnh ngừng bắn mong manh kéo dài 6 tuần có hiệu lực từ ngày 19.1 có nguy cơ bị phá vỡ, theo AFP.Mô tả động thái của Hamas là "khủng khiếp", Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng rằng ông sẽ "để Israel quyết định" về kết cục sẽ xảy ra với lệnh ngừng bắn."Nhưng theo quan điểm của tôi, nếu tất cả các con tin không được trả tự do trước 12 giờ trưa thứ bảy (ngày 15.2) - tôi nghĩ đó là thời điểm thích hợp - tôi sẽ hủy bỏ lệnh ngừng bắn.. và để địa ngục mở ra", ông Trump nhấn mạnh.Tổng thống Trump cho biết thêm ông có thể sẽ nói chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về mốc thời gian ông đưa ra như trên. Israel cho hay quân đội nước này đã sẵn sàng cho "mọi kịch bản có thể xảy ra".Ông Trump không nói rõ về đe dọa như trên, chỉ nói rằng "Hamas sẽ tìm ra ý của tôi." Khi được hỏi liệu có loại trừ khả năng quân đội Mỹ sẽ tham gia hay không, ông Trump trả lời: "Chúng ta hãy xem điều gì sẽ xảy ra".Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Hamas đối với tuyên bố trên của ông Trump.Thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas-Israel nêu rõ các đợt thả tù nhân theo từng đợt sẽ diễn ra trong giai đoạn đầu tiên kéo dài 42 ngày của thỏa thuận. Tuy nhiên, phát ngôn viên Abu Ubaida của cánh vũ trang thuộc Hamas nói trong một tuyên bố hôm 10.2 rằng đợt thả con tin tiếp theo, "dự kiến diễn ra vào thứ bảy, ngày 15.2.2025, sẽ bị hoãn lại cho đến khi có thông báo mới".Ông Ubaida cho hay việc nối lại các cuộc trao đổi tù nhân-con tin "đang chờ sự tuân thủ và thực hiện các nghĩa vụ của những tuần trước của lực lượng chiếm đóng (Israel)". Hamas cáo buộc Israel không thực hiện đúng cam kết theo thỏa thuận ngừng bắn và vi phạm lệnh ngừng bắn.Trong một tuyên bố sau đó, Hamas nói rằng họ đã "cố ý" đưa ra thông báo như trên 5 ngày trước cuộc trao đổi tiếp theo để các bên trung gian có đủ thời gian gây sức ép buộc Israel "thực hiện nghĩa vụ của mình. Cánh cửa vẫn mở để đợt trao đổi tù nhân diễn ra theo đúng kế hoạch, một khi bên chiếm đóng tuân thủ".Cũng tại Phòng Bầu dục hôm 10.2, Tổng thống Trump còn cảnh báo sẽ dừng viện trợ cho các đồng minh Jordan và Ai Cập nếu họ từ chối tiếp nhận người Palestine theo kế hoạch gây tranh cãi của ông là Mỹ sẽ tiếp quản Gaza.Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Ai Cập ngày 10.2 bác bỏ "bất kỳ sự thỏa hiệp nào" xâm phạm đến quyền của người Palestine, trong một tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Ngoại Ai Cập Badr Abdelatty gặp người đồng cấp Mỹ tại Washington D.C.Trước đó, ông Trump đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn với kênh Fox News rằng người Palestine sẽ không có quyền quay trở lại Gaza theo kế hoạch tiếp quản của Mỹ.
Truy bắt nghi phạm dùng dao khống chế, hiếp dâm, cướp tài sản của cô gái
Dự kiến tại kỳ họp bất thường vào tháng 2 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Theo quy định hiện hành, 18 chủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong số này có nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và quyết định của UBND cấp xã.Tại tờ trình dự thảo luật sửa đổi, Chính phủ đề xuất bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã.Báo cáo đánh giá tác động chính sách từ Bộ Tư pháp cho thấy, từ năm 2016 - 2023, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành tại Việt Nam là rất khác nhau. 21/63 tỉnh có cấp xã không ban hành nghị quyết; 17/63 tỉnh có cấp xã không ban hành quyết định; một số tỉnh, cấp xã không ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào trong 8 năm thi hành luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Bắc Ninh, Đà Nẵng, Cần Thơ…). Ngược lại, có một số tỉnh, cấp xã còn ban hành số lượng khá lớn văn bản quy phạm pháp luật (Bình Định: 1.899 văn bản, Đồng Nai: 2.838 văn bản, Hà Nội: 4.183 văn bản). Bộ Tư pháp nhận định việc giảm số lượng đã chứng minh chủ trương hạn chế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã là phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như nguồn nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật ở địa phương. Bởi lẽ ở cấp xã, người làm công tác xây dựng pháp luật vừa thiếu về số lượng, vừa thiếu kiến thức và kỹ năng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là cấp hành chính cơ sở, chỉ tập trung nguồn lực vào công tác triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế không nhiều, các quy định mang tính chất quy phạm.Từ những căn cứ đã nêu, Bộ Tư pháp cho rằng cần bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật do cấp xã ban hành, nhằm đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.Song song với việc bãi bỏ, dự thảo luật sửa đổi cũng quy định rõ: nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND cấp xã đã ban hành sẽ tiếp tục có hiệu lực đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.Một nội dung quan trọng khác tại dự thảo luật sửa đổi, đó là tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật.Theo tờ trình của Chính phủ, dự thảo bổ sung một số nguyên tắc quan trọng như: kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ, lãng phí trong công tác xây dựng pháp luật; xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Đồng thời phải bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc; kịp thời giải quyết vấn đề bất cập, yêu cầu phát sinh từ thực tiễn; bảo đảm quản lý nhà nước và khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Việc tăng cường kiểm soát quyền lực trong xây dựng và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật còn được thể hiện tại nội dung cụ thể của một số điều như: xin ý kiến của Bộ Chính trị đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền của đảng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật…